Biển Đông căng thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines - BBC News Tiếng Việt (2024)

Biển Đông căng thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines - BBC News Tiếng Việt (1)

Nguồn hình ảnh, Getty Images, BBC

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink nói rằng tình hình ở Biển Đông rất đáng lo ngại và cho biết các hành động gần đây của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp là "gây bất ổn sâu sắc". Cùng lúc, đã có những "thông điệp qua lại" giữa Việt Nam và Philippines.

Ông Kritenbrink, chuyên phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã nêu ý kiến vào hôm 22/6 trong chuyến công du tới Hà Nội (21 và 22/6).

Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông leo thang và Việt Nam cũng là một nước có tuyên bố chủ quyền ở khu vực này, theo Reuters.

Trợ lý ngoại trưởng Kritenbrink từng là đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

“Chúng tôi cho rằng các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là các động thái gần đây của nước này xung quanh Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đối với Philippines, là vô trách nhiệm, hung hăng, nguy hiểm và gây bất ổn sâu sắc,” Reuters dẫn phát biểu của ông Kritenbrink trong cuộc họp báo ở Hà Nội.

Các quan chức Philippines vào hôm 21/6 cho biết họ không cân nhắc việc kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ sau khi cáo buộc Trung Quốc gây hấn cản trở nhiệm vụ tiếp tế tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào giữa tháng 6/2024.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Philippines. Người phát ngôn bộ này khẳng định đó là các hành động "hợp pháp, chuyên nghiệp và không thể bị chỉ trích."

"Chúng tôi cho rằng mọi quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, cần tôn trọng luật pháp quốc tế và cần hành xử có trách nhiệm trong lĩnh vực hàng hải," ông Kritenbrink nói.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink đến Hà Nội vào thứ Sáu ngày 21/6 ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin - chuyến thăm bị Washington chỉ trích gay gắt.

Khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Việt Nam và việc Hà Nội tiếp đón ông Putin, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trả lời:

"Chỉ Việt Nam mới có thể quyết định cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và thúc đẩy lợi ích của mình."

  • Biển Đông: Tiết lộ của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh về căng thẳng Mỹ - Trung Quốc

  • Tố Việt Nam bồi đắp trái phép: Chiêu hỏa mù của Trung Quốc?

  • Viện nghiên cứu Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản công

Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Philippines

Ngay trước chuyến công du của ông Kritenbrink đến Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết sẵn sàng đàm phán với Philippines sau khi Philippines đệ trình Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.

"Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế," người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói hôm 20/6.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng các quốc gia ven biển có trách nhiệm tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia ven biển khác có đường bờ biển đối diện hoặc liền kề khi đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của mình.

Bà Hằng khẳng định "Việt Nam bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước".

Biển Đông căng thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines - BBC News Tiếng Việt (3)

Nguồn hình ảnh, Reuters

Trước đó vào hôm 15/6, Philippines đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc yêu cầu về thềm lục địa mở rộng (ECS) ở Biển Đông.

"Hôm nay, chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng cách tuyên bố quyền độc quyền việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi ECS của chúng tôi," Reuters dẫn lời tuyên bố của ông Marshall Louis Alferez - Trợ lý Ngoại trưởng Philippines.

Bộ Ngoại giao nước này cho biết việc đệ trình đã được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr chấp thuận và dựa trên nghiên cứu kỹ thuật và khoa học toàn diện về thềm lục địa ở Biển Tây Philippines - cách gọi của Philippines đối với một phần Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Cũng trong ngày 15/6, quy định mới của Trung Quốc trên Biển Đông cho phép lực lượng cảnh sát biển bắt và giam giữ người nước ngoài bắt đầu có hiệu lực.

'Việt Nam và Philippines nên hợp tác'

Biển Đông căng thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines - BBC News Tiếng Việt (4)

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images

Bên cạnh căng thẳng với Bắc Kinh, việc Việt Nam tích cực bồi đắp ở quần đảo Trường Sa trong năm nay có thể gây xung đột với Manila, theo một bài viết trên báo SCMP vào hôm 20/6.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho thấy Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp tại quần đảo Trường Sa trong 6 tháng qua. Diện tích đất bồi đắp đạt 280 ha, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động này tập trung chủ yếu tại các bãi cạn, điểm đảo như Thuyền Chài, Nam Yết, Phan Vinh và Đá Lớn. Mục đích được cho là để củng cố chủ quyền và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam tại Biển Đông.

John Bradford, Giám đốc điều hành Hội đồng Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Yokosuka, nhận định với SCMP việc xây đảo của Việt Nam cho thấy tính phức tạp của các tranh chấp ở Biển Đông, nơi các cuộc thảo luận thường đơn giản hóa vấn đề thành Trung Quốc đối đầu với Đông Nam Á, trong khi các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền cũng có những bất đồng.

Tuy nhiên, ông Bradford cũng nhấn mạnh hoạt động xây đảo của Việt Nam không phải là mối đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của Manila, và rất khó có khả năng quan hệ Philippines - Việt Nam sẽ leo thang thành khủng hoảng.

Joshua Espeña, nghiên cứu viên thường trú và phó chủ tịch của Viện nghiên cứu Hợp tác Phát triển và An ninh Quốc tế có trụ sở tại Manila, chia sẻ với SCMP rằng các hoạt động của Việt Nam không gây ra mối đe dọa an ninh ngắn hạn đối với lợi ích của Philippines do quy mô hoạt động còn hạn chế so với Trung Quốc.

Tuy vậy, ông lưu ý rằng Hà Nội có thể gây ra mối đe dọa an ninh lâu dài cho Manila nếu hai nước không xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn và thiết lập các cơ chế hợp tác.

Mặc dù theo nhiều nhà quan sát, hai nước đều xem Trung Quốc là mối đe dọa chung trên Biển Đông, nhưng nhiều người Philippines cũng coi Việt Nam như một "kẻ thù" khác.

Trên báo The Manila Times ngày 10/6, nhà hoạt động và bình luận viên người Philippines Rigoberto D. Tiglao mô tả Việt Nam là “mối đe dọa khác ở Biển Đông”.

Tháng 8/2023, những người biểu tình Philippines đã xé cờ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam tại Manila sau khi truyền thông địa phương đưa tin về cáo buộc “quân sự hóa” của Hà Nội ở Biển Đông.

Vào đầu tháng 5/2024, tờ Inquirer của Philippines tường thuật nhận định của các học giả tại một viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tiến sĩ Lori Forman từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS, Mỹ) khẳng định sự hợp tác giữa Philippines và Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa, đồng thời nhấn mạnh "hai quốc gia có chung những lợi ích cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác".

Giáo sư Alexander L Vuving từ DKI APCSS nhận xét Việt Nam và Philippines là hai quốc gia dễ bị tổn thương bởi chính sách "chia để trị" của Trung Quốc.

"Là những quốc gia nhỏ hơn, Philippines và Việt Nam nên hợp tác để giảm bớt sự chênh lệch quyền lực với Trung Quốc. Hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và các cách thức hiệu quả nhất để chống lại hành động cưỡng ép," ông Vuving nói.

Một trong những bước đi đáng chú ý trong hợp tác hàng hải giữa Việt Nam và Philippines là thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước được ký trong chuyến thăm của ông Marcos tới Hà Nội hồi tháng 1/2024.

Liên quan đến vấn đề giữa ba nước này, ông Vuving từng nói với BBC vào tháng 1/2024:

"Chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam và Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc.”

Nhận định về vai trò của Nga trên Biển Đông nhân dịp ông Putin sang thăm Việt Nam, Giáo sư Vuving bình luận với BBC vào ngày 18/6:

"Về Biển Đông, các công ty dầu khí của Nga góp phần giúp Việt Nam giữ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực này. Mặt khác, khi Nga giúp Việt Nam ở Biển Đông thì không bị Trung Quốc phản ứng mạnh như khi Mỹ hay Nhật Bản giúp."

Biển Đông căng thẳng, Việt Nam muốn nói chuyện với Philippines  - BBC News Tiếng Việt (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Prof. An Powlowski

Last Updated:

Views: 5687

Rating: 4.3 / 5 (64 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Prof. An Powlowski

Birthday: 1992-09-29

Address: Apt. 994 8891 Orval Hill, Brittnyburgh, AZ 41023-0398

Phone: +26417467956738

Job: District Marketing Strategist

Hobby: Embroidery, Bodybuilding, Motor sports, Amateur radio, Wood carving, Whittling, Air sports

Introduction: My name is Prof. An Powlowski, I am a charming, helpful, attractive, good, graceful, thoughtful, vast person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.