Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 22/06/2024 (2024)

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 22/06/2024 (1)

1. Thấy gì về chuyến thăm Việt Nam của Tổngthống Nga V. Putin?

Một số xuất phát điểm của cá nhân trướckhi viết nhận xét này. Một là, tôi là người ủng hộ cả Nga lẫn Ukraine trong mộtcuộc chung sống hòa bình, do vậy tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình. Hai là,tôi học luật nên về nguyên tắc, không ủng hộ mọi hành động vi phạm luật pháp quốctế.

Ba là, tôi ủng hộ tư tưởng dân chủ củavăn minh nhân loại, vì vậy từ khi quan sát những thay đổi trong chính sách củaPutin, tôi cho rằng ông này càng ngày càng đưa đất nước đi theo hướng quân phiệthóa, thậm chí phát-xít hóa, nên ủng hộ Nga tôi vẫn không ủng hộ Putin. Điều nàydẫn đến việc riêng trong cuộc chiến tranh của Putin gây ra ở Ukraine, tôi khôngủng hộ Nga.

Đây là lần thứ năm Putin đến Việt Nam, bốnlần trước gồm có:

Chuyến thăm đầu tiên diễn ra từ ngày 28tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 2001, một năm sau khi Putin nắm quyền lãnh đạo ởLiên bang Nga. Được Chủ tịch nước Trần Đức Lương mời, chuyến thăm hữu nghịchính thức của Putin đã dẫn tới việc ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiếnlược giữa Việt Nam và Nga.

Chuyến thăm thứ hai vào tháng 11 năm2006, theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Putin tới tham dự Hộinghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14.

Năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mờiPutin thăm cấp Nhà nước vào ngày 12/11. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầutiên của Putin tới Việt Nam.

Chuyến thăm thứ tư diễn ra vào ngày10/11/2017, khi Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Trong chuyếnthăm, ông ta đã có cuộc gặp song phương với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Đầu tiên, về mục đích của chuyếnthăm. Phải nói rằng trong tất cả các lần thăm Việt Nam của Putin, lần nào cũng do Việt Nam chủ động mời – trừ lần này.Quý vị có thể phản đối tôi rằng lần này Putin tới do lời mời của tổng bí thưNguyễn Phú Trọng – cũng có lý. Tuy nhiên tôi lại cho rằng lời mời đó chỉ nhằm mụcđích xã giao, và không nhất thiết phải diễn ra trong tương lai gần sau khi có lờimời.

Nếu là lời mời chính thức để có một chuyếnthăm cấp nhà nước, thì phải là lời mời từ nguyên thủ quốc gia. Nếu Việt Nam thựcsự cần Nga thì phải theo trình tự sau khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngđưa lời mời không chính thức (qua điện đàm), nguyên thủ quốc gia tức chủ tịchnước Việt Nam phải gửi thư mời chính thức.

Nhưng lời mời đó vẫn tạo cho Putin cái cớvà khi cần, ông ta cho bộ máy của mình gần như bắt ép, đẩy Việt Nam vào thế đãrồi, từ chối không được mà tiếp cũng không thuận. Vì vậy, về mục đích của chuyếnthăm thì lần này, Nga của Putin cần Việt Nam hơn làViệt Nam cần Nga Putin.

Thứ hai. Tại sao Việt Nam nên từchối – nhưng chắc chắn là không được, cũng như tiếp Putin cũng không thuận. Hãynhìn lại phát biểu của phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố: “Khôngquốc gia nào nên tạo cơ hội cho Putin quảng bá cuộc chiến tranh xâm lược củaông ta và giúp ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình”. Người nàynói thêm: “Nếu ông ta có thể đi lại tự do, như thế tức là có thể bình thườnghóa những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn của Nga”, ý muốn nóiđến cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà ông Putin phát động từ hồi tháng02/2022 – đoạn này từ nguồn RFI. Cũng theo đài này, khi được Reuters liên hệ, bộNgoại Giao Việt Nam không trả lời đề nghị bình luận về sự việc.

Như vậy là không có tuyên bố chính thức vềphát biểu trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không có trả lời bán chính thức.Thông thường với động thái dạng này, người ta sẽ hiểu là “ngầm thừa nhận.” Tuynhiên việc Việt Nam vẫn phải tiếp Putin, nó đúng với chính sách lâu naylà đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao (đường lối ngoại giao cây tre).

Vì vậy, các phát biểu trên có thể là quanđiểm chính thức của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có quyền phát biểu nhưng không có quyền yêucầu hay bắt buộc Việt Nam phải làm cái nọ cái kia theo ý mình. Theo quan sát củatôi, cả hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam đều cư xử hiểu biết, có thể nói là “biết điều”và ngầm hiểu ý nhau, ngầm hiểu hoàn cảnh của nhau trong khía cạnh này. Vì vậy ởđây chúng ta hiểu rằng tiếp Putin là không thuận, nhưng vẫn phải làm.

Thứ ba. Về hoạt động tiếp đón.

3.1. Putin đến Việt Nam đãđược áp dụng nghi lễ tiếp đón cấp nhà nước, tức là long trọng nhất. Về chuyện này, có người hỏi tôi rằng, tạisao lại như thế, dù sao thì Việt Nam cũng có vẻ không muốn tiếp Putin tronghoàn cảnh quốc tế thì chiến tranh (do Nga gây ra, chẳng phải ai khác) còn trongnước, Việt Nam mới có Chủ tịch nước mới, nhìn chung bộ máy chưa hoàn toàn đượckiện toàn, mà vẫn tiếp đón long trọng thế?

Tôi trả lời rằng, Việt Nam bao giờ cũng vậy,dành cho khách quốc tế sự tiếp đón trọng thị nhất. Đến Mỹ còn đón được long trọngnhư vậy nữa là Nga, “người bạn thủy chung, nghĩa tình, son sắt.” Trước khiPutin sang, buổi sáng hôm đó gần nhà tôi đã diễn ra tập dượt cho hoạt động đónđoàn của công an Hà Nội, rất cẩn thận và chuyên nghiệp. Tuy nhiên tôi đánh giáso với chính những lần trước Putin sang Hà Nội, lần này chính phía Nga cũngkhông “nâng tầm quan trọng.” Những lần trước việc Putin sang với các yêu cầucao hơn, giống… Tổng thống Mỹ hơn.

Lần gần đây nhất Hà Nội chứng kiến rìnhrang là chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (năm ngoái). Tại saotôi lại có so sánh đó? – Là vì tùy thuộc mức độ quan trọng của quốc gia mình đốivới quốc gia đón tiếp mà đưa ra yêu cầu. Chẳng hạn nếu Việt Nam sang Mỹ, có thểnguyên thủ Việt Nam phó thác luôn việc bảo vệ an ninh cho phía Hoa Kỳ. Nhưng nếunguyên thủ Hoa Kỳ sang Việt Nam thì vác đủ các thứ bộ máy an ninh, xe cộ, súng ống,thậm chí cả… chó sang, và Việt Nam vẫn phải chấp nhận tất cả các yêu cầu theotiêu chuẩn của họ. Lần này, cá nhân tôi quan sát thấy Nga và Putin lép vế đi nhiều.

3.2. Thông thường mộtnguyên thủ quốc gia sang thăm một nước bao giờ cũng có vài hoạt động chính thức,hoặc có tính thực chất liên quan đến nângtầm quan hệ, hoặc có tính ngoại giao hiếu hỉ…

Việt Nam là nước có 4 lãnh đạo theo chế độ“tứ đầu chế” (tứ trụ) mà phía Nga chắc chắn hiểu, người quan trọng nhất vẫn làTổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên lần này, sức khỏe của Tổng bí thưcó vẻ không được tốt nên việc ông chỉ tổ chức hội kiến với Putin là hợp lý. Cáccuộc gặp với chủ tịch quốc hội và Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ được đưa tintrên truyền thông khá vừa phải. Hoạt động đáng kể nhất là cuộc giao lưu cựu họcsinh Việt Nam tại Liên Xô và Liên bang Nga (rất mang tính… tình cảm) và quốc yếnmời khách ăn cỗ… tất cả đều do Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm.

Tất nhiên, chuyến thăm này với thời giangấp gáp, không thể có nhiều hoạt động hơn. Thường với những chuyến thăm dàingày hơn, với nhiều hoạt động thì sẽ có nhiều lãnh đạo Việt Nam hơn đảm nhiệmviệc tiếp đón và đưa đi, đóng vai đối tác. Lần này chỉ một mình Chủ tịch nước đảmnhiệm là đúng thủ tục, nhưng lại đem lại cảm giác xa cách, thậm chí lạnh lẽo.Theo quan sát của tôi, Chủ tịch nước Tô Lâm tươi cười nhưng mang tính xã giao,ông khá kiệm lời, thái độ đúng mức, không quá nồng ấm nhưng không quá lạnh lùng– một thái độ như vậy là rất phù hợp với hoàn cảnh.

Thứ tư. Về kết quả. Hai nước córa được thông cáo chung và như thường lệ, chúng ta sẽ quan tâm tới nội dungliên quan đến chiến tranh Nga – Ukraine. Toàn văn của nó, quý vị có thể đọc ở đây đoạn liên quan đến chiến tranh.

Ghi nhận: “Nga đánh giá cao lập trườngcân bằng, khách quan của Việt Nam về vấn đề Ukraine, theo đó cần giải quyếttranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tếvà các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến lợi ích chính đángcủa các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trênthế giới; hoan nghênh Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực quốc tế có sự thamgia của các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho vấn đềUkraine.”

Đoạn này mặc dù là “Nga đánh giá cao lậptrường…” nhưng nó hoàn toàn tương đồng với lập trường của Việt Nam đối với cuộcchiến tranh Nga – Ukraine mà nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần nóirõ, đó là đặt nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế lên đầu tiên. Với nguyêntắc này, thì những yếu tố như triệt để tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củaquốc gia khác, không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế,triệt để tuân thủ các cam kết quốc tế mình đã tham gia đàm phán, ký kết và thamgia. Với những nguyên tắc này, nếu bắc lên bàn phân xử tính pháp lý, Ukraineđúng hết và Nga sai hết.

Như vậy mặc dù tuyên bố chung đã được viếtkhéo đi là “cần giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình”(uyển ngữ) thì các đoạn sau như “phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắccủa Hiến chương Liên hợp quốc” hay “có tính đến lợi ích chính đáng của các bênliên quan” thì tất cả đều có lợi cho Ukraine.Chẳng hạn – những lần đưa ra Liên hiệp quốc để bỏ phiếu phản đối Nga, không cólần nào có lợi cho Nga cả, phần lớn là bất lợi, thậm chí có thể nói là thuadứt điểm, không cần bàn cãi, vì họ hoàn toàn phi lý trước Hiến chương Liênhiệp quốc. Hoặc, nếu xét về “lợi ích chính đáng” thì ai cũng có lợi ích,nhưng không có nghĩa là đem quân đi xâm lược và chiếm đất, đó không phải là chínhđáng.

Vị thế của Việt Nam không phải là đi cãinhau với Nga hay với Ukraine, vì vậy cũng không cần phải đôi co trong những việcnhư vậy – tức là câu chữ của tuyên bố chung. Tuy nhiên với nội dung như thế nàycủa tuyên bố chung, nếu cần có ý kiến với trường hợp không thể không lên tiếng,thì Việt Nam có điều kiện để đưa ra những tuyên bố hoàn toàn có lợi choUkraine.

Tôi đánh giá việc ra một nội dung tuyên bốchung như thế này là thể hiện thế yếu của Nga.

Đánh giá chung thay cho kết luận. Khi cótin tức trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình DươngDaniel J. Kritenbrink sẽ ở Hà Nội trong hai ngày 21 và 22-6, có người bạnFacebook nhắn hỏi tôi nhìn nhận như thế nào về vấn đề này. Thậm chí trước khiông này tới Hà Nội, Hoa Kỳ còn có ý “mục đích của chuyến đi nhằm nhấn mạnh ‘camkết mạnh mẽ’ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện Đối tác chiến lược toàn diện vớiViệt Nam. Cũng như hợp tác với Việt Nam để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương tự do và rộng mở và tái khẳng định ‘sự ủng hộ của Mỹ đối với mộtViệt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng’.”

Người bạn hỏi tôi ý này là như thế nào,vì trước khi Putin đến Hà Nội thì đại diện Sứ quán Hoa Kỳ đã có phát biểu kháthẳng thắn, nay trợ lý ngoại trưởng đến lại với ý khác. Chuyện này theo thiển ýcủa tôi, quan điểm của Hoa Kỳ như thế nào họ đã nói rõ trước chuyến thăm củaPutin, nhưng không vì chuyến thăm vẫn diễn ra mà Hoa Kỳ cần phải làm căng lên –làm như vậy không có lợi cho cả hai bên, không giải quyết được vấn đề gì cả. Nếuso sánh quan hệ Việt Nam – Nga và Việt Nam – Hoa Kỳ thì có thể nói rằng “Nga tuổigì” – vì vậy Hoa Kỳ có cần làm căng thẳng về việc này hay không?

Vì vậy, chuyến thăm Hà Nội của Putin mặcdù được toàn thế giới đánh giá là “muốn chứng tỏ Nga không bị cô lập” nhưng hóara, “được tiếp đón đã là may rồi” và đem về…không gì cả – không có kết quả. Lời nhắn nhe của sứ quán Hoa Kỳ đã đủ để lãnh đạoViệt Nam hiểu cần phải hành động như thế nào, đi với ai… Còn chuyện tình nghĩathì cứ để nó là tình nghĩa, nếu mài được ra mà ăn thì tốt, nếu không thì cứ đểlên bàn thờ ngày ngày thắp hương, cũng vẫn tốt.

Trong những nội dung liên quan đến hợptác làm ăn kinh tế, đáng kể nhất vẫn là liên doanh Vietsovpetro. Tuy nhiên theoxu thế chung của thế giới việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngàycàng giảm bớt, tăng cường sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng… Vì thế nhữngnội dung liên quan đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Nga, hầu hết là không thực chất, kể cả lĩnh vực truyền thống làmua bán vũ khí. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam trước chuyến thăm này đã phát biểutrước Quốc hội: không cẩn thận lại tha những thứ lạc hậu về nhà. Vũ khí lạc hậu hiện nay, chỉ có thể là của Nga.

Vì vậy, chuyến thăm này của Putin tới HàNội, theo tôi kết quả của nó khá đáng “chán”.

2. Liên quan đến cuộc chiến tranh Nga –Ukraine.

Khi chuẩn bị kết thúc chuyến thăm, Putinđã có cuộc họp báo và đã đưa ra một số tuyên bố liên quan đến phương Tây nhưsau:

“Quả thực, chúng tôi thấy điều này, đangquan sát, họ [tập thể phương Tây] đang không ngừng nâng cao nhiệt độ, làm tìnhhình leo thang. Rõ ràng, họ đang tin đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ sợ hãi.Nhưng đồng thời họ cũng nói muốn đánh bại Nga trên chiến trường. Điều này có ýnghĩa gì đối với Nga? Điều này có nghĩa là sự kết thúc của lịch sử hàng nghìnnăm của nhà nước Nga – tôi nghĩ vậy. Mọi người đều biết rõ. Tại sao chúng takhông nên sợ hãi? Đi đến cùng không phải tốt hơn sao?”

Theo nhìn nhận của tôi, Putin đang khôngnói về nhà nước Nga hay đất nước Nga, mà ông ta nói về chính quyền của mình. Ôngta lo sợ cho sự tồn tại của nó, vì nước Nga trường tồn, và nhà nước Nga thìkhông có chính quyền này sẽ có chính quyền khác. Việc ông ta chĩa mũi dùi vàophương Tây cần phải được đặt vào bối cảnh Nga của ông ta vừa ký thỏa thuận hợptác chiến lược hỗ tương, bảo vệ lẫn nhau với Bắc Triều Tiên.

Đây là động thái như hôm qua tôi đánh giálà nhằm phá vỡ thế cân bằng địa chính trị chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á, liênquan trực tiếp đến Hàn Quốc và Nhật Bản, là hai đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ.Đi nước cờ này, Nga của Putin nhằm đáp trả quyết định của Hoa Kỳ cho phépUkraine sử dụng vũ khí tầm xa bắn vào các mục tiêu quân sự phục vụ chiến tranhtrên lãnh thổ Nga. Nếu điều này thực sự xảy ra, cuộc chiến chắc chắn sẽ đi đếnhồi kết hoàn toàn không tốt đẹp gì cho quân đội Nga.

Kết quả của nước cờ này của Putin như thếnào, chúng ta hãy xem các động thái của Hàn Quốc (có hỗ trợ trực tiếp choUkraine hay không) và Hoa Kỳ (có chính thức dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụngvũ khí bắn vào các mục tiêu quân sự phục vụ chiến tranh trên lãnh thổ Nga haykhông). Nếu những điều này xảy ra, quân đội Nga sẽ chắc chắn thua.

PHÚC LAI 22.06.2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 22/06/2024 (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Virgilio Hermann JD

Last Updated:

Views: 5721

Rating: 4 / 5 (41 voted)

Reviews: 88% of readers found this page helpful

Author information

Name: Virgilio Hermann JD

Birthday: 1997-12-21

Address: 6946 Schoen Cove, Sipesshire, MO 55944

Phone: +3763365785260

Job: Accounting Engineer

Hobby: Web surfing, Rafting, Dowsing, Stand-up comedy, Ghost hunting, Swimming, Amateur radio

Introduction: My name is Virgilio Hermann JD, I am a fine, gifted, beautiful, encouraging, kind, talented, zealous person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.